Việc quy hoạch khu công nghiệp Hạ Vàng là cơ sở để triển khai dự án xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và giải quyết việc làm cho khoảng hơn 20.000 lao động, phù hợp với các định hướng qui hoạch được đề xuất trong nghiên cứu Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2003-2020 cũng như phù hợp với tổng thể phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010
1.1- Điều kiện tự nhiên
a)Vị trí khu vực thiết kế:
Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch thuộc các xã Vượng Lộc, Thiên Lộc thuộc huyện Can Lộc. Quy mô diện tích khoảng 250 ha, là khu đất nằm giữa đường QL-1A và tỉnh lộ 58, có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp núi Hồng Lĩnh.
- Phía Nam giáp đường QL-1A và kênh Giữa.
- Phía Đông giáp Kênh Giữa và Khe Trúc.
- Phía Tây giáp quốc lộ 1A.
Khu vực quy hoạch dự kiến khoảng 200 ha.
b) Địa hình:
- Địa hình Khu công nghiệp Hạ Vàng tương đối bằng phẳng. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc Tây Nam.
- Khu vực địa hình cao có cao độ tự nhiên từ 3,10m đến 13,50m nằm về phía Đông Bắc. Có độ dốc từ 0,001 đến 0,012.
- Khu vực địa hình thấp trũng có cao độ tự nhiên từ 0,55m đến 2,20m nằm về phía QL1A Có độ dốc tự nhiên ≤ 0,001.
c) Khí hậu:
Khu công nghiệp Hạ Vàng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mùa hè khô, nắng nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
* Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,8°C
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,°C
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 6,8°C
+ Biên độ nhiệt trung bình ngày đêm: 6,2°C
+ Số giờ nắng trung bình năm: 1800h/năm
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình năm tương đối cao, từ (84¸86)%. Thời kỳ ẩm nhất vào các tháng cuối mùa đông (tháng1- tháng3), tháng khô nhất là tháng 7 do có sự xuất hiện của gió mùa Tây và Tây Nam khô nóng (Gió Lào).
+ Độ ẩm trung bình năm: 86%
+ Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 90%
+ Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 72%
* Lượng mưa:
Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, mưa tập trung nhất vào tháng 9 và tháng 10, chiếm 45% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Can Lộc ít hơn so với thị xã Hà Tĩnh nhưng có đặc thù dao động mạnh, biên độ dao động sấp xỉ 1000mm/ năm.
+ Lượng mưa trung bình năm: (2000-2700)mm.
+ Lượng mưa năm lớn nhất: 3605 mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 1450mm (tháng 9).
+ Lượng mưa ngày lớn nhất:(500¸600)mm.
+ Lượng mưa 1 ngày lớn nhất 732mm (ngày 23/10/1986).
+ Số ngày mưa trung bình trong năm: 155 ngày.
Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 8 tháng khô nóng nhất là tháng 7 với gió Lào.
* Gió:
- Hướng gió chủ đạo trong mùa Hè là Tây và Tây Nam; mùa Đông là gió Đông Bắc.
- Tốc độ gió trung bình: (1,5¸2,5)m/s. Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có thể từ (30¸40)m/s.
* Bão:
Khu vực nghiên cứu có dãy Hồng Lĩnh che chắn phía Đông Bắc, do đó sức tàn phá của bão đối với khu vực đã được hạn chế phần nào so với các huyện khác trong tỉnh và vùng ven biển.
d) Đặc điểm thuỷ văn:
Khu công nghiệp Hạ Vàng nằm về phía Đông Nam của Thị xã Hồng Lĩnh, nên chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông La (thuộc hệ thống sông Lam), tuy nhiên thị xã được bảo vệ bởi tuyến đê sông La Giang là tuyến đê sông chính - đê cấp II, nằm ở bờ hữu sông La. Ngoài ra chạy dọc phía Nam của KCN còn có sông Minh nhập với sông nhánh của sông Lam ở phía Tây Bắc của KCN, tuyến kênh này chủ yếu phục vụ cho việc tưới tiêu nông nghiệp.
e) Địa chất công trình:
Qua tài liệu khảo sát địa chất tại vị trí một số công trình thuỷ lợi (hồ Đá Bạc, hồ Khe dọc…) và thực tế xây dựng, sơ bộ đánh giá địa chất công trình tại khu vực KCN và khu vực chân núi, có nền tương đối ổn định (có một vài nơi có đá gốc lộ thiên). Tuy nhiên khi xây dựng, cần khảo sát kỹ để có giải pháp hợp lý đối với móng công trình.
f) Địa chất thuỷ văn:
Nguồn nước ngầm khu vực phía Tây KCN khá dồi dào, cách mặt đất 8-12m, tuy nhiên bị nhiễm mặn, không đủ tiêu chuẩn để cấp cho nước sinh hoạt, nước sinh hoạt và nước cho nhu cầu nông nghiệp được lấy từ nguồn nước của các hồ thuỷ lợi và từ nguồn nước sông.
g)Địa chấn:
Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý địa cầu - Việt Nam, khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6. Cần có giải pháp an toàn cho công trình ứng với cấp địa chấn đã xác định.
1.2- Hiện trạng
a) Hiện trạng sử dụng đất đai:
- Khu đất nghiên cứu thuận lợi cho sự hình thành phát triển KCN do có vị trí địa lý thuận lợi, quỹ đất xây dựng lớn, mặt bằng xây dựng thuận lợi, có khả năng phát triển mở rộng hơn 700 ha.
- Đất trồng lúa, hoa màu và cây lâu năm chiếm 92% trong khi đất ở chỉ chiếm 1,2%. Đây là một thuận lợi lớn cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN sau này. Con số cụ thể được liệt kê trong bảng dưới đây:
Bảng sử dụng đất hiện trạng
TT
|
Danh mục
|
Hiện trạng
|
Diện tích
đất (ha)
|
Tỷ lệ
(%)
|
1
|
Đất giao thông
|
0,92
|
0,5
|
2
|
Đất ở
|
2,40
|
1,2
|
3
|
Đất lúa, màu
|
189,62
|
91,3
|
4
|
Thuỷ lợi, mặt nước
|
11,50
|
5,8
|
5
|
Đất trồng cây lâu năm
|
1,39
|
0,7
|
6
|
Đất nghĩa địa
|
0,27
|
0,1
|
7
|
Đất trống
|
0,90
|
0,5
|
|
Cộng
|
200.00
|
100.00
|
b) Hiện trạng các công trình kiến trúc:
Công trình kiến trúc trong khu vực nghiên cứu thiết kế chủ yếu là nhà cấp bốn với hình thức kiến trúc truyền thống, đơn giản của địa phương. Nhà ở được xây dựng trên khuôn viên vườn tược rộng rãi.
a) Hiện trạng các công trình kỹ thuật hạ tầng:
* Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
Nền:
- Ranh giới nghiên cứu phía Tây Nam là trục QL1A đoạn qua ranh giới KCN Hạ Vàng có cao độ hiện trạng nền đường từ 2,55m đến 3,44m.
- Phía Bắc đường liên xã (đi thị xã Hồng Lĩnh - đi đập Nhà Đường) là núi Hồng Lỹnh.
- Toàn bộ khu vực nghiên cứu có độ dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
+ Địa hình phía Đông Bắc có cao độ tự nhiên từ 2,45m đến 13,50m. Hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam , có độ dốc từ 0,001 đến 0,012. rất thuận lợi cho xây dựng, chiều cao đắp nền từ 0,0m đến 0,5m, có khoảng 153ha chiếm 69% toàn bộ diện tích thiết kế.
+ Địa hình Tây Nam giáp là vùng thấp trũng có cao độ tự nhiên từ 0,55m đến 2,20m nằm về phía QL1A. Hướng dốc từ Đông Bắc xuống tây Nam có độ dốc ≤ 0,001, ít thuận lợ cho xây dựng, có chiều cao đắp nền từ 1,0m đến 1,75m, có khoảng 65ha chiếm 31% toàn bộ ranh giới thiết kế.
Thoát nước mưa:
- Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa chủ yếu chảy theo địa hình tự nhiên, một phần theo suối Khe Trúc, một phần trực tiếp xuống ruộng sau đó vào 3 cống có kích thước B(2,5x2,0)m, 1 cầu có kích thước (12,0x3,0)m nằm trên QL1A, sau đó chảy về sông Minh nằm phía Tây Nam.
- Mặt khác, phía Đông Bắc có các tụ thuỷ tạo các khe suối nhỏ chảy từ dãy núi Hồng lĩnh xuống nhập vào suối Khe Trúc và chảy phân tán vào các mương nội đồng rồi thoát ra các cầu, cống qua đường nằm trên QL1A, sau đó chảy về sông Minh nằm phía Tây Nam.
- Theo Phòng nông nghiệp huyện cho biết, về mùa mưa lưu vực nước từ trên khe Trúc xuống thường làm ngập toàn bộ khu vực nghiên cứu. Đặc biệt có những năm còn chảy tràn qua QL1A gây ngập khoảng 40cm đến 50cm và dưới chân núi, nước thoát không kịp đã xảy ra hiện tượng chảy tràn lên cả ruộng đồng(khu vực này có cao độ rất cao ≥ 6,0m, hiện tượng ngập tràn này chỉ xẩy ra khoảng 2 tiếng là nước rút, xảy ra năm 1986). Còn khu vực ruộng nằm sát với QL1A thì ngập thường xuyên, nguyên nhân là do cao độ khu này thấp <1,95m và một phần do cầu qua đường QL1A mặt cắt bé và lại ít cống qua đường ở khu vực này, dẫn đến nước chảy không kịp tràn qua cả QL1A.