Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương nhằm đề xuất tổ chức không gian qui hoạch khu đô thị nối kết không gian khu công nghiệp, khu dân cư dãn dân phù hợp với tổng thể qui hoạch chung, với mục tiêu là khu đô thị mới thuộc Khu kinh tế Vũng Áng.

1. Vị trí địa lý và giới hạn khu đất nghiên cứu

Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương có diện tích khoảng 962 ha, thuộc khu vực phía Nam của Khu kinh tế Vũng áng và có giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp khu công nghiệp gang thép.

Phía Nam giáp tuyến tránh Quốc lộ 1A.

Phía Đông giáp khu tái định cư hiện hữu xã Kỳ Phương.

Phía Tây giáp công viên hồ Tàu Voi.

Điểm đầu khu đất lập đồ án qui hoạch chi tiết 1/2000 dọc theo quốc lộ 1a điểm đầu tại Km576+400 và điểm cuối tại Km 582+400.

2. Điều kiện tự nhiên:

2.1. Địa hình, địa mạo :

Địa hình Khu đô thị Kỳ Long-Kỳ Liên-Kỳ Phương có độ dốc nghiêng về từ phía Nam sang phía Bắc có địa hình tương đối thấp.

Với độ cao trung bình 5,54 m, thấp nhất là 0,38 m, thỉnh thoảng có độ cao là 21.7 m.

Phần lớn khu đất thuộc bãi hoang hoá, một phần nhỏ là đất nông nghiệp năng suất thấp.

2.2. Khí hậu

Khu kinh tế Vũng áng thuộc vùng nhiệt đới gió mùa.

Khu vực này thuộc vùng khí hậu ven biển, có những đặc điểm sau:

Gió :

Gió mùa Đông - Nam từ tháng 2 dến tháng 5 thổi từ biển vào nên nói chung ấm áp.

Gió mùa Tây - Nam thổi qua dãy Trường Sơn mang theo khí hậu lục địa khô và nóng từ tháng 6 đến tháng 9.

Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 mang theo không khí lạnh mưa phùn.

Nhiệt độ :

Nhiệt độ không khí trung bình năm :   24,10C

Nhiệt độ cao nhất (tháng 7)           :   40,40C

Nhiệt độ thấp nhất (tháng 1)         :   90C

Lượng mưa :

Lượng mưa trung bình năm: 2898 mm, phân bố không đều, tập trung vào các tháng 9,10,11.

Số ngày mưa trung bình năm: 155 ngày/năm.

2.3. Đặc điểm địa chất công trình và địa chất thuỷ văn

a) Địa chất công trình:

Tham khảo số liệu điều tra nghiên cứu để thành lập Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 thì khu vực Ròn-Kỳ Anh (cực Nam tỉnh Hà Tĩnh) có hệ tạo thành chủ yếu là đá phun trào hệ đồng Trần thuộc kỷ Triát và hệ Đệ tứ.

Kỷ Triát tạo nền móng của đá gốc và các đồi núi chung quanh trong vùng. Loại đá này phân bố rất rộng suốt từ Ron - Kỳ Anh sang tận Đông của tỉnh Sầm Nứa.

Trầm tích Đệ tứ ở khu vực này có bề dày không lớn thuộc nhiều kiểu nguồn gốc khác nhau tạo nên, cụ thể là: Trầm tích đềluvi, Eluvi, trầm tích biển Haloxen giữa trầm tích biển Haloxen muộn, trầm tích biển hiện đại, trầm tích đo gió, trầm tích Aluvi. Các trầm tích này xen kẽ nhau.

    Thành phần thạch học chính của các loại trầm tích nỳa là cát các loại (mịn, vừa, thô) màu vàng, trắng. Chiều dày có chỗ vài mét, có nơi tới trên 30 m.

    Ngoài ra còn xen kẹp các lớp đất mỏng đất dính sét cát, sét màu xám xanh, xám đen.

Địa tầng: Căn cứ vào kết quả khoan và xuyên (11 lỗ khoan, 11 lỗ xuyên) địa tầng của khu vực Vũng áng có thể phân ra các lớp như sau :

Lớp số 1 gồm có 2 phụ lớp : Phụ lớp 1a cát hạt mịn màu xám ghi phớt vàng kết cấu chặt vừa - đến chặt - chiều dày trung bình là 5,42 m(gắp ở cả 5 mặt I-I; II-II; III-III; IV-IV; V-V) ứng suất có điều kiện [R’] = 2 kg/cm2. Phụ lớp 1b cát hạt thô màu xám ghi phớt vàng bể dày không đồng đều. Tại lỗ khoan VA9 dày 6,6 (chỉ gặp ở mặt cắt IV-IV) ứng suất có điều kiện [R’] = 3,5 kg/cm2. Lớp số 2 gồm có 2 phụ lớp :  Phụ lớp 2a : cát sét màu xám đen, phớt vàng dẻo, chiều dày trung bình 4,05 m (chỉ gặp ở mặt cắt IV-IV và V-V) ứng suất có điều kiện [R’] = 1 kg/cm2. Phụ lớp 2b : Sét màu xám đen, trạng thái chảy có nơi là bùn, chiều dày trung bình là 1,85 m (chỉ gặp ở mặt cắt I-I và III-III) ứng suất có điều kiện [R’] < 1kg/cm2. Lớp số 3 gồm có 3 phụ lớp :  Phụ lớp 3a : cát hạt mịn phân bố hẹp giữa hai lỗ khoan VA9 dài 3,3 m và VA11 dày 9,04 m (chỉ gặp ở mặt cắt IV-IV), ứng suất có điều kiện [R’] =  2 kg/cm2.  Phụ lớp 3b : cát hạt mịn chỉ gặp ở mặt cắt IV-IV tại lỗ khoan VA11 dày 1,8 m, ứng suất có điều kiện [R’] = 2,5 kg/cm2.  Phụ lớp 3c : cát hạt thô chỉ gặp ở lỗ khoan VA7, VA 8 ở mặt cắt IV-IV và V-V. Chiều dày trung bình là 2,2 m, ứng suất có điều kiện [R’] = 3,5 kg/cm2. Lớp số 4 :

Sét cát (nguồn gốc trầm tích của đá gốc) màu sặc sỡ (vàng, nâu, trắng) trạng thái từ dẻo cứng - cứng. Phân bố rất rộng trên toàn bộ khu vực khảo sát. Các lỗ khoan vào lớp này từ 5,10 đến 10,30 m (chưa có lỗ khoan nào gặp đá gốc), ứng suất có điều kiện [R’] = 2,15 kg/cm2.

b) Thuỷ văn :

Theo báo cáo NCKT cảng Vũng áng của TEDI tháng 11- 1997 thì việc xác định “0” Hải đồ tại Vũng áng được tiến hành dựa trên số liệu quan trắc mực nước một năm tại Vũng áng để tính các hằng số điều hoà thuỷ triều và dự báo mực nước thấp nhất có thể xảy ra tại khu vực.

Mực nước cao thiết kế là : + 2,24 m.

Mực nước thấp thiết kế là : + 0,3 m.

2.4.  Cảnh quan thiên nhiên.

Cảnh quan thiên nhiên đặc biệt của khu vực này là các suối lớn nhỏ được nối kết xuyên suốt ra sông trước khi đổ ra biển là tuyến chính. Tạo dòng chảy lưu thông phục vụ thoát lũ cho khu vực núi Hoành sơn.

+ Trong khu vực xã Kỳ Long hiện trạng còn có hồ Con Trẻ là nơi sau này có thể tạo cảnh quan thiên nhiên và làm khu công viên vui chơi và nghỉ ngơi cho khu đô thị.

+ Suối Vực lạnh nằm dọc ranh giới khu đất đổ từ  phía Nam sang phía Bắc, có chiều dài 1,5 km. Chiều rộng hiện hữu 20m-35m, chiều sâu 5m-7,5m. Nằm trong ranh giới nhưng nó ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc tới khu đô thị mới..

 + Suối Khe Lau chiều rộng từ 15m - 25m chạy song song với Suối Vực lạnh và thoát ra khỏi ranh giới phía Bắc chảy qua cầu Khe Lau nối với với sông Cầu Rạc phía trên.

+ Suối Vực lạnh song song với suối Khe Lau và nhau khoảng 2km. Điểm ấn tượng của các khe suối này là có hình dáng uốn lượn rất đa dạng, từ đây sẽ phát triển tốt về cảnh quan hai bên bờ kênh và là tiền đề hình thành ý tưởng cho các nhà nghỉ đơn lập nằm xen kẽ trong khu cây xanh tập trung trong khu đô thị.

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 483.398
    Online: 16
    ipv6 ready