Trước nhu cầu bố trí một số khu văn phòng để đảm bảo hoạt động của cảng Sơn Dương nói riêng và Khu kinh tế nói chung, như: biên phòng, quân sự, hải quan, thuế vụ..., Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn số 7200/BGTVT-KHĐT ngày 18/7/2013 v/v Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết cảng Sơn Dương – Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

I. Phần mở đầu

1.1. Lý do lập quy hoạch và sự cần thiết của đồ án

Trước nhu cầu bố trí một số khu văn phòng để đảm bảo hoạt động của cảng Sơn Dương nói riêng và Khu kinh tế nói chung, như: biên phòng, quân sự, hải quan, thuế vụ..., Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn số 7200/BGTVT-KHĐT ngày 18/7/2013 v/v Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết cảng Sơn Dương – Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, thống nhất bố trí các khu chức năng nêu trên vào khu đất quy hoạch văn phòng (VP2) tại cảng biển Sơn Dương, trong quy hoạch chi tiết phát triển cảng biển Sơn Dương – Vũng Áng.

Để có cơ sở pháp lý và kỹ thuật triển khai xây dựng các khu văn phòng gắn với hoạt động của cảng Sơn Dương và Khu kinh tế, như đã nêu trên, kịp thời đáp ứng cho công tác quản lý tại Khu kinh tế Vũng Áng, việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu văn phòng, dịch vụ tại cảng biển Sơn Dương là hết sức cần thiết.

1.2. Mục tiêu lập quy hoạch

Cụ thể hóa nội dung đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng – Tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 22/01/2009; Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 phát triển Cảng biển Sơn Dương – Vũng Áng đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt; Làm cơ sở pháp lý để triển khai đầu tư xây dựng cũng như quản lý xây dựng khu văn phòng, dịch vụ tại cảng biển Sơn Dương. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng – Tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 22/01/2009; Quy hoạch chi tiết phát triển cảng biển Vũng Áng – Sơn Dương tỷ lệ 1/2.000 đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt; Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 v/v quy hoạch xây dựng; Luật Quy hoạch Đô thị ngày 19/6/2009 và có hiệu lực từ 01/01/2010; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 v/v Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý đô thị; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ Xây dựng ban hành năm 2008; Các tài liệu, dự án có liên quan; Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 lập năm 2013.

1.3. Các căn cứ thiết kế quy hoạch

II. Các điều kiện tự nhiên hiện trạng

2.1.  Điều kiện tự nhiên

2.1.1.   Vị trí, giới hạn khu đất thiết kế

Phạm vi lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Hành chính, Phục vụ tại cảng biển Sơn Dương có diện tích 31,4 ha, có ranh giới như sau:

-         Phía Bắc giáp mặt nước trước khu bến thủy đội;

-         Phía Tây giáp khu phát triển logistic và hậu cần sau cảng;

-         Phía Nam giáp đường quy hoạch;

-         Phía Đông giáp khu liên hợp gang thép.

2.1.2.  Đặc điểm địa hình

Địa hình khu nghiên tương đối bằng phẳng, cao độ nền trung bình từ 0,1m đến 13,10m có độ dốc thoải dần từ Bắc xuống Nam.

2.1.3. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu có chế độ khí hậu khắc nghiệt, có đặc tính biến động lớn, thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ. Đặc điểm nổi bật là lượng mưa lớn  - trung bình 1 năm có 165 ngày có mưa, lượng mưa năm lớn nhất 4.337,3mm , ngày lớn nhất 573,1mm.

a/ Mưa:  Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có lượng mưa lớn.

-         Lượng mưa năm lớn nhất 4337,3mm

-         Số ngày mưa trung bình năm 165 ngày

-          Lượng mưa ngày lớn nhất trung bình 573,1mm. 

b/ Bão : Hằng năm thường xuất hiện 30 đến 105 ngày có dông, 2 cơn bão đổ bộ vào bờ biển và thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, tốc độ gió trong bão đạt 40 đến 46m/s, lớn nhất 54m/s.

c/ Gió:

-      Mùa Hè: Gió Tây Nam và Đông Nam, vào tháng 5 có gió Lào (Tây Nam) khô nóng, lượng bốc hơi lớn dẫn đến hạn hán, thiếu nước ngọt cho dân sinh và cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

-      Mùa Đông:  Gió Đông Bắc

-      Tốc độ gió trung bình: 2,0 đến 5,1m/s.

-      Tốc độ gió lớn nhất:  54m/s.

d/ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 23,8 0c.

e/ Độ ẩm: Trung bình năm  86%.

f/ Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm 1536giờ.

g/Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 1033,8mm.

2.1.4. Thủy văn, hải văn

a/ Thuỷ Văn:  Khu vực nghiên cứu mang chế độ thuỷ triều hỗn hợp của vùng biển khu vực Bắc Trung Bộ. Trong tháng có khoảng 10 đến 13 ngày thuỷ triều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, biên độ dao động khi triều lên và xuống 2,5m đến 3m vào kỳ nước cường. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm tại Hòn Ngư cho thấy :

-         Mực nước cao nhất :                        399cm

-         Mực nước trung bình:          94cm

-         Mực nước thấp nhất:            21cm

Dự án xây dựng cảng Sơn Dương sử dụng các thông số về mực nước (hệ hải đồ) như sau:

-         Mực nước cao :                     +3,84m

-         Mực nước trung bình:          +1,3m

-         Mực nước thấp:                    +0,13m.

b/ Chế độ sóng:

Khu vực Vũng Áng – Sơn Dương là một vịnh hở, có hướng mở về phía Bắc và phía Đông nên chịu tác động mạnh của sóng hướng Bắc và Đông Bắc, cao độ sóng trung bình nhiều năm tại trạm hải văn Hòn Ngư là 0,17 đến 1,0m. Sóng lớn nhất quan trắc được là 9,0m theo hướng Đông Bắc.

2.1.5.Địa chất công trình:

  Tổng quát chung:

-      Khu vực Sơn Dương đã khoan khảo sát 50 vị trí dưới nước và 30 vị trí trên cạn, do công ty CP tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (PORTCOAST) thực hiện cuối năm 2008 đầu năm 209 bao gồm: 30 vị trí trên cạn và 12 vị trí dưới nước (khu bến nhà máy thép FORMOSA); 19 vị trí dưới nước ( dọc các tuyến đê); 4 vị trí dưới nước (khu bến tổng hợp và bến khác); 6 vị trí( tuyến luồng); 9 vị trí( khu bãi xỉ thải).

-      Khu vực Vũng Áng : 2 vị trí trên cạn và 30 vị trí dưới nước do TEDI Port thực hiện năm 2004, bao gồm : 18 vị trí dưới nước (khu bến tổng hợp và container); 12 vị trí ( khu đê chắn song phía Đông Vũng Áng); 2 vị trí trên cạn.

Đặc điểm:

-      Động đất: Khu vực Sơn Dương - Vũng Áng nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6 . Vì vậy, khi xây dựng các công trình cần đảm bảo an toàn cho công trình nằm trong vùng có động đất như trên.

-      Địa chất khá phức tạp: Theo kết quả khoan khảo sát thì địa chất khu vực này khá phức tạp với nhiều lớp địa chất:

+ Lớp mặt  (lớp số 1) thành phần chủ yếu là cát nên tận dụng khi nạo vét kết hợp làm vật liệu san lấp.

+  Lớp đất 2 là lớp đất yếu, phân bố không đều trên toàn khu vực , đôi chỗ nằm ngay trên bề mặt địa hình. Khi thiết kế công trình cần có phương án xử lý lớp này.

+  Các lớp đất 3 và 4 có sức chịu tải tương đối cao, song phân bố không liên tục và có nhiều biến động về bề dày, cũng như cao độ. Do vậy, tuỳ thuộc vào từng hạng mục công trình, để chọn loại hình móng và chiều sâu đặt móng sao cho phù hợp.

2.1.6. Địa chất thủy văn

-      Khu vực ven biển có mực nước ngầm cao, cách mặt đất 0,5m ¸1,0m. Nước ngầm bị nhiễm  mặn, không dùng để cung cấp cho sinh hoạt.

2.2.      Đặc điểm hiện trạng

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

(Xem sơ đồ thu nhỏ và bản đồ hiện trạng sử dụng đất)

Khu vực lập quy hoạch có tổng diện tích 31,4 ha, bao gồm:

-      Đất công trình công cộng có diện tích 1,43 ha – chiếm 0,5%

-      Đất hiện trạng nằm phía Bắc có diện tích 5,17 ha – chiếm 16,5%

-      Còn  lại chủ yếu là đất trống đang san lấp – 24,3 ha – chiếm 77,3%; và đất giao thông khoảng 1,78 ha – chiếm 5,7%.

Bảng: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

TT

Danh mục

Hiện trạng

Diện tích đất (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất công trình công công

1.434

0,46

2

Đất ở

51.758

16,48

3

Đất trống

242.959

77,37

4

Đất giao thông

17.884

5,69

 

Tổng phạm vi thiết kế

314.035

100,00

2.2.2. Hiện trạng dân cư­

Khu vực nghiên cứu có khoảng 265 hộ dân sinh sống.

2.2.3. Hiện trạng nền xây dựng

Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng cao độ trung bình từ 0,10m đến 13,10m. Hướng dốc từ  Bắc xuống Nam.

-         Khu vực dân cư phía Bắc có cao độ trung binh từ 0,56m đến 13,10m

-         Khu vực đào bới phía Đông Nam có cao độ từ 0,5m đến 9,76m

-         Khu vực đang san lấp phía Nam có cao độ từ 2,5m đến 4,5m

-         Khu vực thảm cỏ phía Tây cầu Eo có cao độ từ 0m đến 2,24m

-         Cầu Eo có ao độ từ 1,5m dến 2m.

-         Tuyến đường phía Nam hiện đang thi công có cao độ từ 3,59 đến 3,64m

-         Tuyến đường hiện trạng phía Tây có cao độ từ  3,34 đến 395m

-         Cao độ song đầm hiện trạng từ -1,55m đến -0,1m

2.2.4.           Hiện trạng thoát nước mưa

Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa. Phần lớn nước mưa chảy theo địa hình rồi thoát ra khu vực trũng rồi ra biển.

2.2.5.           Đánh giá hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho công tác nền và xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh.

2.2.6.           Hiện trạng giao thông:

Giao thông trong khu vực chỉ có loại hình giao thông đường bộ với  trục đường đối ngoại chạy dọc phía Tây khu vực nghiên cứu, các tuyến đường vào khu dân cư hiện trạng  (Thôn 2 – Xã Kỳ Lợi ) và các tuyến đường nội bộ thôn xóm.

- Tuyến đường đối ngoại hướng Bắc Nam có bề rộng nền 15m được trải nhựa, hướng Bắc đi cảng Vũng Áng, hướng nam đi khu công nghiệp Formosa.

- Tuyến đường nhựa phía Nam khu vực nghiên cứu hiện đang được thi công với bề rộng nền 12m.

- Hệ thống đường trong khu dân cư hiện trạng tương đối mạch lạc, chủ yếu là đường bê tông với bề rộng nền 2,5m. Ngoài ra còn 1 số tuyến đường đất có bề rộng 1-2m.

2.2.7.  Hiện trạng cấp nước

Hiện khu vực nghiên cứu đã có đường ống cấp nước sạch dẫn từ nhà máy nước Vũng Áng chạy qua với đường kính ống cấp nước là Æ200mm.

2.2.8. Hiện trạng cấp điện

Hệ thống cấp điện cho dân cư trong khu vực hiện chỉ có hệ thống điện 0,4KV được lấy từ trạm biến áp trung thế 35/0,4KV nằm ngoài ranh giới nghiên cứu. Do khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong khu vực xây dựng cảng Sơn Dương – Vũng Áng, dân cư trong khu vực nghiên cứu thiết kế sẽ được di dời, nên hệ thống điện hạ thế nói trên sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn, để xây dựng hệ thống cấp điện mới, phù hợp với chức năng quy hoạch mới của khu vực.

2.2.9. Hiện trạng thoát nước thải , quản lý CTR và nghĩa trang

a. Hiện trạng thoát nước thải: Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nước mưa, nước thải một phần tự thấm, một phần chảy theo địa hình thoát ra khu vực trũng rồi ra biển.

b. Hiện trạng quản lý CTR: Khu vực nghiên cứu hiện chưa có hệ thống thu gom và xử lý CTR.

c.Hiện trạng nghĩa trang: Khu vực nghiên cứu chưa được quy hoạch nghĩa trang tập trung.

2.2.10Hiện trạng thông tin liên lạc

Mạng chuyển mạch:

Mạng lưới thông tin điện thoại khu vực thiết kế hiện nay đang khai thác trên hệ thống chuyển mạch AXE-810-Ericson, đặt tại Vũng Áng. Dung lượng lắp đặt hiện tại của tổng đài Vũng Áng là 1.080 line. Ngoài ra có một số trạm thông tin quân đội.

Mạng truyền dẫn:

Truyền dẫn cho khu vực cảng Vũng Áng hiện nay đang sử dụng công nghệ cáp quang.

Mạng thông tin di động:

Mạng di động đã được phủ kín sóng cho toàn bộ khu vực nghiên cứu. Hiện tại mạng di động đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA.

Hệ thống truyền hình

Dịch vụ truyền hình khu vực nghiên cứu được cung cấp từ các nhà khai thác dịch vụ truyền hình bằng công nghệ số vệ tinh và cáp truyền hình. Hiện tại, dịch vụ truyền hình cung cấp tín hiệu miễn phí và có tính phí.

 (Trích Thuyết minh Quy hoạch chi tiết Khu hành chính - dịch vụ tại Cảng biển Sơn Dương, Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, Tỷ lệ 1/500)

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 480.022
    Online: 13
    ipv6 ready