Tận dụng sản phẩm phụ từ các quy trình sản xuất công nghiệp đang là xu thế mới trong chế tạo các vật liệu xử lý môi trường, vừa hiệu quả vừa có tính kinh tế. Hà Tĩnh đang khuyến khích tái sử dụng các sản phẩm phụ công nghiệp đảm bảo “mục tiêu kép”

Sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở trong nước và trên thế giới

Các sản phẩm tro xỉ ở các địa phương khác trong nước cũng đều đang được sử dụng rộng rãi. Đơn cử như tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương có số nhà máy sản xuất thép khá lớn như: Posco SS Vina, TungHo, Pomina, KioWay, Nhà máy thép miền Nam, Pomina 2… nên số lượng tro, xỉ phát sinh ra rất lớn.


Các sản phẩm tro xỉ phát sinh tại các nhà máy ở Vũng Tàu đều được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, giao thông (Ảnh BQL KKT tỉnh cung cấp).

Theo số liệu cập nhật của BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh từ Vũng Tàu, năm 2019 số xỉ phát sinh từ nhà máy khoảng trên 800 ngàn tấn, tính từ năm 2011 cho đến nay số xỉ phát sinh là trên 8,4 triệu tấn. Hơn 90% số xỉ được sử dụng vào san lấp, 5% sử dụng làm đường và gần 5% sử dụng làm xi măng.

Trên thế giới, các quốc gia phát triển luôn khuyến khích sử dụng tro xỉ than từ nhà máy nhiệt điện trong xây dựng.

Đơn cử như tại Pháp có đến 99% lượng tro xỉ than thải ra được tái sử dụng, tại Nhật Bản, con số này là 80%, tại Hàn Quốc là 85%. Tại Mỹ, tro bay được sử dụng như một chất phụ gia sản xuất xi-măng, hoặc dùng làm vật liệu san lấp mặt bằng hay gia cố nền đường sau khi đã xử lý.


Sử dụng tro bay và xỉ đáy lò trong ngành xây dựng ở châu Âu (Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Ngà - Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải).

Qua nghiên cứu về xỉ hạt lò cao (GBFS) tại Formosa cho thấy một số tính chất địa kỹ thuật và thành phần hóa học chính của xỉ hạt lò cao Formosa khá tương đồng với xỉ GBFS Nhật Bản. Hiện nay, xỉ GBFS Nhật Bản đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu cũng cho thấy xỉ hạt lò cao tốt hơn cát tự nhiên nên rất phù hợp để làm vật liệu đắp nền, đặc biệt nền có yêu cầu kỹ thuật nhẹ và chịu tải lớn
Tiến sỹ Trần Thanh Nhàn - Trường Đại học Khoa học Huế

Doanh nghiệp nỗ lực tái chế, tiêu thụ sản phẩm

Là nhà máy hàng năm phát sinh ra nhiều phụ phẩm như: xỉ hạt lò cao, xỉ thép, tro bay, tro đáy, thạch cao nên Công ty Fomosa Hà Tĩnh (FHS) dành nhiều sự quan tâm cho việc sử dụng các phụ phẩm này.

Theo đại diện FHS, khi xây dựng nhà máy, công ty đã tham khảo kinh nghiệm thiết kế của các nhà máy gang thép tiên tiến trên thế giới. Các tạp liệu rắn phát sinh từ các nhà máy gang thép phần lớn thuộc nguyên liệu sản xuất có thể tái chế thu hồi về các dây chuyền hoặc tái sử dụng trong và ngoài nhà máy.


Cùng với sản xuất kinh doanh FHS đang tích cực tìm các chiến lược để tiêu thụ hiệu quả các phụ phẩm.

Hưởng ứng chính sách tái chế, tái sử dụng chất thải của Chính phủ, thời gian qua, FHS đã đẩy mạnh công tác tái chế, tái sử dụng tạp liệu rắn trong nhà máy để đảm bảo các tạp liệu này được tái sử dụng một cách hiệu quả, triệt để, tránh tình trạng xả ra môi trường như là chất thải và hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên quốc gia.

Xỉ hạt lò cao và tro bay, tro đáy, thạch cao đều được FHS chuyển giao cho các nhà máy sản xuất xi măng, một phần được sử dụng làm bê tông. Xỉ thép chuyển giao cho các đơn vị có chức năng sử dụng làm vật liệu cấp phối đường giao thông, vật liệu san lấp và chất phụ gia sản xuất xi măng.

Để đảm bảo việc sử dụng nguồn phụ phẩm này đúng quy định, mục đích, mỗi ngày, FHS đều theo dõi ghi chép nhật ký chuyển giao tạp liệu rắn và nhật ký GPS của các phương tiện ra khỏi xưởng, mặt khác cũng đến các nhà máy sử dụng các tạp liệu rắn để khảo sát tình hình xử lý.

Còn tại Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, mỗi năm, lượng tro xỉ phát sinh khoảng trên 1 triệu tấn nên việc đưa ra giải pháp xử lý cũng được đơn vị hết sức quan tâm.


Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I đang xin chủ trương bổ sung công năng xuất than cho cầu cảng để nâng cao khối lượng vận chuyển tro xỉ ra các tỉnh phía Bắc, phía Nam.

Theo ông Ngô Văn Chiến - Giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, ban đầu lượng tro xỉ phát sinh đều được nhà máy chứa nhà trong bãi thải. Tuy nhiên, khi có yêu cầu của Chính phủvề lập đề án xử lý và tiêu thụ tro, xỉ đảm bảo yêu cầu đến năm 2020 diện tích bãi thải không quá 2 năm sản xuất trung bình nên nhà máy tìm các phương án tiêu thụ tro xỉ đã được hợp chuẩn là điều tất yếu.

Theo lãnh đạo nhà máy, ngoài việc cung cấp cho các nhà máy sản xuất xi măng thì việc sử dụng tro, xử vào san lấp, cấp phối là làm các công trình xây dựng, giao thông là hướng đi mà đơn vị đang thúc đẩy.

Để nâng khả năng vận chuyển tiêu thụ, hiện nay Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng Iđang xin cấp phép bổ sung công năng cầu cảng với trọng tải tối đa 5.000 tấn. Từ đó, ngoài việc tiếp nhận nguyên liệu than phục vụ sản xuất có thể nâng cao công suất vận chuyển tro xỉ bằng đường biển ra các thị trường tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Được biết, hiện nay tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I đang cơ bản được vận chuyển miễn phí đến khách hàng.

Kêu gọi nhà đầu tư sản xuất vật liệu từ sản phẩm phụ công nghiệp

Cùng với những chiến lược của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ các phụ phẩm, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tác, thị trường tiêu thụ, sử dụng các phụ phẩm với mục tiêu kép là đảm bảo về môi trường và thúc đẩy kinh tế phát triển.


BQL KKT tỉnh đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sử dụng các phụ phẩm tro xỉ để tạo ra các sản phẩm đa dạng về ứng dụng.

Theo ông Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng BQL KKT tỉnh, Khu kinh tế Vũng Áng với trung tâm là nhiệt điện và luyện thép nên các sản phẩm phụ sau quá trình sản xuất chủ yếu vẫn là tro, xỉ. Các sản phẩm này nếu đã được hợp chuẩn, hợp quy thì theo quy định của pháp luật là sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động. Việc tái sử dụng các phụ phẩm này sẽ tạo nên một nền kinh tế tuần hoàn với hệ sinh thái cộng sinh, trong đó đầu ra chất thải của doanh nghiệp này được sử dụng làm đầu vào của doanh nghiệp khác...

Với lượng tro, xỉ phát sinh hàng năm lớn, thời gian qua, BQL KKT tỉnh đã có các động thái kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sử dụng các phụ phẩm tro, xỉ này vào trong sản xuất để tạo ra nền kinh tế tuần hoàn và đa dạng hơn về ứng dụng.

Đến nay, một số nhà đầu tư đã vào khảo sát nghiên cứu dự án, sử dụng công nghệ tiên tiến từ châu Âu, châu Úc để sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, tấm ngăn tường, ngói từ tro, xỉ.


Công ty TNHH thiết bị Gia Hưng báo cáo với lãnh đạo tỉnh về dự án nhà máy sản xuất vật liệu sử dụng tro xỉ tại KKT Vũng Áng ngày 3/11/2019.

Từ sự đồng tình về chủ trương của tỉnh, hiện nay, Công ty CP Khai thác khoáng sản SHB Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH thiết bị Gia Hưng (Hà Nội) cũng đang xin chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất gạch không nung bằng vật liệu tro xỉ tại TX Kỳ Anh...

Theo ông Trần Xuân Thạch - Phó Trưởng phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng Sở Xây dựng, Hà Tĩnh đang thực hiện việc khuyến khích sử dụng tro xỉ đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật vào làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và làm vật liệu xây dựng theo các chính sách khuyến khích của Chính phủ. Trong quá trình các đơn vị chuyển giao, các sở, ngành liên quan đều kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, điều kiện.

 

Theo Nghị định 40 ngày 15/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã quy định: Tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, sản xuất thép trong trường hợp không phải là chất thải nguy hại và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, sử dụng trong các công trình xây dựng và được quản lý như đối với hàng hóa vật liệu xây dựng.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 476.357
    Online: 13
    ipv6 ready