Hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng mà còn có tác hại khôn lường với người hít phải khói thuốc một cách thụ động.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu cộng đồng không chung tay chống lại sự gia tăng nhanh chóng của việc sử dụng thuốc lá, gánh nặng bệnh tật gây ra do thói quen này thực sự rất đáng ngại. Thờ ơ với tác hại

Thờ ơ với tác hại

Theo thống kê của Bộ Y tế, người tiêu dùng của nước ta hàng năm phải chi tới 31.000 tỷ đồng cho việc mua thuốc lá. Bên cạnh đó, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất sức lao động vì đau ốm và tử vong sớm của 5 nhóm bệnh trong số 25 bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra như ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa- hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là hơn 23 nghìn tỷ đồng/năm. Để hạn chế gánh nặng bệnh tật này không còn cách nào khác ngoài việc giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá trong người dân. Tuy nhiên, hành trình này còn gian nan.

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Thư ký chương trình phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn gặp nhiều khó khăn do thuốc lá là sản phẩm gây nghiện, tỷ lệ người dân sử dụng thuốc lá hiện vẫn còn cao. “Việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là các quán trà đá vỉa hè đến quán cà phê, nhà hàng sang trọng và những địa điểm vui chơi khác là một trong nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ sử dụng thuốc lá còn cao trên địa bàn”.

Bản thân người dân chưa có ý thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá và chưa biết nhiều thông tin về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tại rất nhiều khu vực công cộng có biển cấm hút thuốc, nhưng người hút thuốc lá vẫn vô tư “nhả khói” mà không quan tâm tới sự khó chịu của những người bên cạnh cũng như ảnh hưởng của khói thuốc với sức khỏe với những người phải hít khói thuốc lá thụ động. Chưa kể, các hãng sản xuất và phân phối thuốc lá vẫn đang tìm mọi cách để quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng. Ngoài ra, ngành Y tế chưa có đơn vị thanh tra chuyên trách đảm bảo việc xử phạt diễn ra triệt để, kịp thời. Vì vậy, việc hút thuốc tại những nơi công cộng vẫn diễn ra thường xuyên.

Kết hợp tuyên truyền và xử phạt

Để phòng chống tác hại thuốc lá, Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống tác hại của thuốc lá, phù hợp với tình hình thực tế; triển khai xây dựng cơ quan, đơn vị không khói thuốc lá; tổ chức treo, dán tranh ảnh, băng biển, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá.

Ngoài ra, một trong các biện pháp được coi là hiệu quả tức thời giảm tỉ lệ hút thuốc là việc tư vấn cho người dân các biện pháp cai thuốc lá hiệu quả. Điều này thực sự là một chướng ngại không nhỏ buộc người đang hút thuốc phải thực sự quyết tâm cao.

Cai thuốc rất dễ nhưng cũng rất khó, vì điều quan trọng nhất là quyết tâm của người cai. Để cai thuốc thành công thì cần 3 yếu tố là hiểu biết, quyết tâm và hỗ trợ. Người hút phải hiểu biết về tác hại của thuốc lá, hiểu về các yếu tố bất lợi khi cai, cần sự hỗ trợ từ người nhà, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hỗ trợ của nhân viên y tế, cộng với quyết tâm cai của mình thì sẽ thành công.

Tham gia phòng chống tác hại của thuốc lá là việc làm thiết thực thể hiện nếp sống văn minh. Cộng đồng hãy chung tay xây dựng một môi trường không khói thuốc, vì lợi ích của chính chúng ta!

Tiểu Vy – Nam Quang

 

Một số quy định cơ bản của Luật PCTHTL về môi trường không khói thuốc.

Xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc sẽ giúp cho người không hút thuốc giảm được nguy cơ tiếp xúc thụ động với khói thuốc, vì vậy sẽ giảm được nguy cơ bệnh tật và tử vong có liên quan đến thuốc lá, qua đó tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh và giảm số ngày nghỉ ốm do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá.

Tại điều 11 và 12 của Luật đã qui định cụ thể về môi trường không khói thuốc với các nội dung:

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; Cơ sở giáo dục từ trung học chuyên nghiệp trở xuống.

2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng, trừ địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá.

3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

4. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

5. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

6. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm cấm hút thuốc lá tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

                

 

 

 

 

 

 

Tham gia phòng chống tác hại của thuốc lá là việc làm thiết thực thể hiện nếp sống văn minh. Cộng đồng hãy chung tay xây dựng một môi trường không khói thuốc, vì lợi ích của chính chúng ta!

 

               

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 475.981
    Online: 11
    ipv6 ready